GPU là gì? Vì sao smartphone thời nay cần được trang bị GPU

GPU là gì? Câu hỏi không sinh ra trước quyết định mua điện thoại mà sẽ sinh ra trong lúc mua và quá trình sử dụng smartphone với những bạn đang là ma mới.

Khi tìm hiểu các thông số kỹ thuật trên smartphone hay máy tính bảng ( tablet), người dùng thường chỉ để ý đến dung lượng RAM và xung nhịp CPU cao hay thấp mà quên mất rằng một chi tiết tuy nằm ở cuối bảng phân tích nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến khả năng giải trí cao cấp của các thiết bị, đó chính là GPU. Thật là một sự thiếu sót.

Để không làm các bạn phân tâm nữa, hãy cùng Công Nghệ Bách Thắng đi tìm hiểu kĩ về GPU nhé!

GPU là gì vậy?

vậy gpu là gì

 

GPU chính là tên viết tắt của từ “Graphics Processing Unit”, là bộ phận được kết nối sẵn với cpu trong SoC. Một hệ thống chuyên dụng để xử lý những tác vụ liên quan đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm.

Nếu học ở bậc phổ thông ta sẽ thấy CPU quan trọng hơn tất cả – là bộ phận quyết định việc xử lý cho cả hệ thống, tính toán thông số.

Tuy nhiên đó là trên sách, còn đối với những tác vụ chạy 3D cpu vẫn có thể giải quyết nhưng không thể làm một cách trơn tru được do phải vác thêm cả núi thông tin hệ điều hành nữa. Khi đó thì GPU mới thực sự phát huy hiệu quả.

Tham khảo thêm dịch vụ: Thiết kế website chuẩn SEO 

Lợi ích cho sự có mặt trên smartphone của GPU là gì?

Như CNBT đã trình bày ở trên, muc đích GPU được tạo ra là để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, giảm bớt gánh nặng cho bộ xử lí trung tâm trên điện thoại thông minh.

Trên smartphone thì Gpu được coi như là một con chip thứ phụ của máy vậy, chuyên giải quyết các công việc như: xử lí hình ảnh trong video, game 3D hay nổi tiếng gần đây chính là hiệu ứng VR.

chiến game 3D cần có gpu

Nhưng lợi ích chính đáng cho sự xuất hiện của con chip đồ họa gpu là gì? CNBT xin trả lời luôn cho lí do này là:

  • Việc tích hợp GPU và bộ xử lí trung tâm CPU trong SoC sẽ phù hợp hơn với kích thước thiết bị smartphone, giúp giảm giá thành sản xuất thay vì đi sản xuất 2 con chip riêng lẻ.
  • Giảm tiêu thụ điện năng và nhiệt độ phát ra do cpu phải hoạt động hết công suất.

Vậy làm thế nào để biết loại Gpu mạnh hay yếu?

Khi đọc thông số xung nhịp Gpu, ta hay tư duy theo kiểu lối mòn là cứ xung nhịp cao là phang nhưng như vậy chưa đủ. Bạn còn phải quan tâm đến thông số RAM và số nhân của GPU trên thiết bị mình đang lựa chọn nữa.

Một thông số khác quan trọng không kém đó chính là khả năng tính toán của gpu GFLOPS, điểm gflops của gpu càng cao thì gpu càng mạnh. Tuy nhiên rất khó để đọc chính xác thông số GFLOPS này.

đo sức mạnh gpu bằng antutu benchmark

 

CNBT luôn dùng một cách đơn giản hơn đó là dùng phần mềm Antutu benchmark trên kho ứng dụng google play để đo điểm đồ họa của gpu. Nếu số điểm trên 15000 thì tức là bạn đã có một gpu mạnh không phải bàn cãi, rất phù hợp với những bạn xem phim full hd, chơi game sát phần cứng trên những smartphone màn hình to hay tablet.

==Xem thêm: thiết kế website theo yêu cầu.==

Các hãng sản xuất vi xử lý đồ họa GPU

Vì để tối ưu cũng như phân cao thấp cho các thiết bị, CPU mà mỗi hãng sản xuất trên các nền tảng khác nhau lại gắn liền với một con chip GPU khác nhau.

Hiện nay trên thị trường công nghệ đang có rất nhiều hãng sản xuất vi xử lý đồ họa cho smartphone máu mặt. Không thể không kể đến những ông lớn đang tranh giành thị phần trong mảng công nghệ GPU:

  • GPU Adreno của Qualcomm (CPU – Snapdragon). Gần đây nhất là con quái vật snapdragon 835 mới nhất của hãng, tích hợp gpu adreno 540 trên samsung S8 cho trải nghiệm 3D cực đỉnh.

gpu adreno của qualcomm

 

  • GPU Mali của ARM ( chip Exynos, MediaTeck).
  • GPU PowerVR của Imagination ( các dòng chip A series của Apple)

Như vậy qua các thông tin cơ bản trên các bạn đã hiểu được gpu là gì? và sự có mặt của nó trong smartphone lại quan trọng đến vậy. Tuy nhiên mỗi một năm lại ít nhất một loại gpu mới ra đời, được tối ưu riêng nên rất khó để chọn thiết bị mạnh nhất của từng hãng.

Nhưng nhu cầu sử dụng của mỗi người khác nhau, hãy khôn ngoan trong việc lựa chọn smartphone phù hợp với mình nhé, CNBT chúc các bạn thành công!!

>>>Để hiểu chi tiết nhất về SEO bạn có thể tham khảo bài viết: SEO website là gì?


Bài viết liên quan cùng chủ đề: